Chăm sóc sức khoẻ Chăm sóc sức khoẻ Chăm sóc sức khoẻ Tổng hợp các bài viết về Chăm sóc sức khoẻ
Chăm sóc sức khoẻ

Chăm sóc sức khoẻ: Tổng hợp các bài viết về Chăm sóc sức khoẻ của DLC Việt Nam

Hãy cùng DLC Việt Nam tìm hiểu các bài viết về chủ đề Chăm sóc sức khoẻ

[tintuc]

Chọn Canxi nào là tốt nhất?

 Canxi Citrate DLC Việt Nam
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với cơ thể con người. Khoảng 99% calcium có thể tìm thấy trong xương và răng, 1% còn lại hiện diện trong chất lỏng, mô tế bào mềm, trong máu... Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones)...

Vai trò của canxi trong quá trình tiến hóa của con người trong suốt 35.000 năm qua đã được nghiên cứu từ lâu, xuất phát từ ý niệm “thực phẩm thời đồ Đá” (Paleolithic Diet). Theo các nghiên cứu nhân chủng học, vào thời đại đồ Đá con người sống bằng nghề săn bắn, hái lượm, và lượng canxi trong thực phẩm thời đó thường ở mức độ trên 2000 mg hàng ngày. Khoảng 12.000 năm về trước, con người có mật độ xương cao hơn thời nay khoảng 17%. Nhưng khi con người bắt đầu định cư, phát triển nông nghiệp, trồng cây, lượng canxi tiếp thụ giảm dần cho đến ngày nay. Theo nghiên cứu dịch tễ học, hiện nay ngay cả tại các nước Âu Mĩ, lượng canxi tiếp thụ hàng ngày chỉ trên dưới 500 mg. Còn tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, lương canxi tiếp thụ trung bình hàng ngày chỉ 300 mg. Theo các nhà nhân chủng học, đó chính là lí do tại sao nhiều người ngày nay mắc chứng loãng xương và các bệnh lý liên quan đến thiếu canxi

Nhu cầu canxi của cơ thể

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lượng canxi cần cho mọi lứa tuổi như sau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
- 7 - 12 tháng tuổi: 400 mg/ngày
- 1 - 3 tuổi: 500 mg/ngày
- 4 - 6 tuổi: 600 mg/ngày
- 7 - 9 tuổi: 700 mg/ngày
- 10 tuổi: 1000 mg/ngày
- 11- 24 tuổi: 1200 mg/ngày
- 24 - 50 tuổi : 800 mg - 1000 mg/ngày
- Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200 mg - 1500 mg/ngày

Sự hấp thu canxi trong cơ thể

Không như protein, lượng canxi giữ lại trong cơ thể con người luôn thấp hơn so với lượng tiêu hóa. Canxi bị tiêu hao hàng ngày qua da, mồ hôi, cũng như qua đường tiêu hóa, qua nước tiểu và các hệ bài tiết. Tuy vậy, canxi không có quá trình tái hấp thu trở lại. Sự hấp thụ canxi tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể, loại thực phẩm và số lượng canxi được cung cấp cho cơ thể.

Canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, kem, sữa chua) được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau có thể thay đổi tùy loại. Tuy nhiên, canxi trong rau dễ bị biến hóa khi chế biến nên lượng canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ khoảng 300g rau mới có cùng số lượng canxi trong một cốc sữa.

Các công thức muối Canxi được dùng phổ biến

* Canxi Carbonat có công thức hoá học CaCO3 là loại muối canxi thường tìm thấy trong đá xanh, đá vôi ở khắp nơi trên thế giới, và là thành phần chính của vỏ các sinh vật biển, ngọc trai, ốc sên, vỏ trứng... có khối lượng phân tử: 100,0869 g/mol, canxi nguyên tố chiếm 40%; độ hoà tan trong nước thấp: 0,0013 g/100 ml (25°C).
+ Tại Việt Nam Canxi Carbonat được sử dụng rộng rãi do có giá thành rất rẻ, hàm lượng canxi nguyên tố cao và được sản xuất dễ dàng trong công nghiệp hoá chất.
+ Canxi Carbonat có tính kháng axit dạ dày và có thể xảy ra phản ứng tạo ra axit mới. Do tính hoà tan trong nước kém nên khả năng hấp thu vào cơ thể người cũng hạn chế, vì vậy thường được bổ sung với liều lượng cao. Khi lượng Canxi quá mức có thể dẫn đến tăng canxi huyết, biến chứng trong đó bao gồm nôn mửa, đau bụng, rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận, vôi hoá khớp vai, canxi hoá động mạch…

* Canxi Citrate có công thức hoá học Ca3(C6H5O7)2 là muối canxi của axit citric, có khối lượng phân tử: 498,4334 g/mol (thể khan), canxi nguyên tố chiếm 24,1%; 570,49452 g/mol (thể ngậm nước), canxi nguyên tố chiếm 21,1%; độ hoà tan trong nước: 0,085 g/100 ml (18°C), 0,095 g/100 ml (25°C).
+ Canxi Citrate có giá thành cao hơn nhiều lần so với các loại muối canxi khác, với khả năng hoà tan trong nước và hấp thụ tối đa vào cơ thể nên Canxi Citrate được chọn là công thức bổ sung canxi sử dụng phổ biến ở các nước phát triển.
+ Canxi Citrate không ảnh hưởng đến axit dạ dày, có thể sử dụng trước khi ăn mà không gây tình trạng táo bón, khả năng hấp thu cao hơn nhiều lần so với Canxi Carbonat, hạn chế các tác dụng không mong muốn trong trường hợp bổ sung thừa canxi...

* Canxi Photphat _ Ca3(PO4)2; Canxi Gluconat _ C12H22CaO14; Canxi Lactat _ C6H10CaO6; Canxi Lactat Gluconat _ C9H16CaO10 không được sự dụng phổ biến do hàm lượng nguyên tố canxi thấp, phải sử dụng với liều lượng cao, rất bất tiện.

Các thành phần quan trọng khác thường có trong sản phẩm bổ sung canxi:

- Magnesium (magiê) rất cần thiết cho việc chuyển hóa năng lượng cho các hoạt động của xương, cơ bắp và mô thần kinh. Nếu thiếu magiê các cơ bắp dễ bị co cứng cơ, rối loạn các hoạt động cơ, có thể bị chuột rút gây đau đớn khó chịu, hay đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tâm thần, các vấn đề dẫn truyền thần kinh và có khuynh hướng căng thẳng. Magiê còn trợ giúp trong việc làm chống mệt mỏi, suy nhược, các triệu chứng căng ngực, đầy hơi trước thời kỳ kinh nguyệt. Người ta đã dùng Magiê chữa chứng đau đầu, an thần, chống căng thẳng (stress). Magiê còn đặc biệt quan trọng vì ngăn không cho canxi lắng đọng thành sỏi thận, sỏi mật và gai cột sống.
- Vitamin D3 cơ thể người trưởng thành tự tổng hợp được nhưng da phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì vậy thường là không đủ. Sự kết hợp của canxi và vitamin D3 giúp làm tăng sự hấp thu canxi vào cơ thể và còn thúc đẩy sự kết hợp của canxi vào xương.

Công thức Canxi Citrate 1000mg
Công thức bổ sung canxi được dùng nhiều nhất tại Đức.
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]

7 tác dụng của Vitamin C


Vitamin C không hề xa lạ nhưng không phải ai cũng biết rõ những tác dụng hữu ích của vitamin C. Những tác dụng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vi chất này.

Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L, tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể. Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục ôxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat (màu vàng sẫm) mất hoạt tính sinh học của vitamin C.

7 tác dụng của Vitamin C

1. Thúc đẩy sự hình thành collagen

Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scobat.

2. Chất kích hoạt enzyme

Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho can-xi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.

3. Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol

Vitamin C giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.

4. Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể

Vitamin C tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài.

5. Phòng chống ung thư

Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.

6. Chống cảm lạnh

Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn. Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.

7. Bảo vệ da, chống nếp nhăn

Vitamin C là chất kích hoạt enzyme, có thể gia tăng sự hoạt động của một số kim loại, giúp da chống lại các gốc tự do sinh ra bởi tia cực tím, tránh sự xuất hiện của tàn nhang, thúc đẩy sự trao đổi chất, góp phần ngăn ngừa lão hóa da.

Chú ý:

- Vitamin C chủ yếu có trong rau quả tươi. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, táo, sơn tra, chanh, kiwi, cà chua, ớt xanh, giá đậu, bông cải xanh và một loạt các loại rau lá đậm màu.
- Nếu chế độ ăn uống không đủ đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể, thì có thể thay thế bằng dạng viên bổ sung (2-3 viên mỗi ngày). Vitamin C là chất hòa tan trong nước. Nếu lượng vitamin C trong cơ thể dư thừa, chúng sẽ tự động bài tiết khỏi cơ thể, không mang độc tính. Ngoài ra, người hút thuốc lá, aspirin, thuốc tránh thai, thường xuyên căng thẳng tâm lý và làm việc trong môi trường nóng bức có thể tăng cường bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể.
- Các sản phẩm mỹ phẩm thường chứa nhiều vitamin C, dùng không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ. Vitamin C có tính thẩm thấu mạnh, sử dụng quá nhiều khiến da bị mất nước, khô da và thậm chí đỏ rát da. Vitamin C có trong mỹ phẩm có thể được điều chế qua nhiều hình thức. Vì vậy, phụ nữ muốn làm đẹp, hãy dùng rau quả tươi và hoa quả để sự hấp thụ vitamin C được tốt hơn.
(Theo Dân Trí)

=> Chọn mua Dr.Vitamin C 1000mg
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]

Tìm hiểu về Nấm Chương Chi - Antrodia Cinnamomea

Nấm Chương Chi (Antrodia Cinnamomea) còn được gọi là Nấm Ngưu Chương Chi hay Nấm Ngưu Chương, Nấm Chương Chi Đỏ là loài nấm sống ký sinh trên cây Ngưu Chương mọc ở vùng núi có độ cao trên 2000m, đặc biệt trên toàn thế giới duy nhất chỉ có và bảo tồn được tại Đài Loan nên được gọi là "Quốc bảo Đài Loan".

Tên khoa học của Nấm Chương Chi là Antrodia Amphorata, năm 1997 mới được giới khoa học công bố. Hình dáng bên ngoài của Nấm Chương Chi không có cành, hình miếng kết dính, phân thành nhiều tầng, không có hình dạng cố định. Màu sắc thường là màu đỏ cam hay đỏ nâu. Vị cực đắng, có mùi thơm đặc trưng, trong khoa học được phân thành nhóm thực vật ký sinh.

Từ xa xưa người dân vùng cao trên Quốc đảo Đài Loan thường hay dùng Nấm Chương Chi để giải độc, giải rượu, điều tiết huyết áp, đường trong máu, đặc biệt hỗ trợ trị liệu bệnh lý về gan rất hiệu quả. Nấm Chương Chi được đánh giá hiệu quả tốt hơn nhiều so với Nấm Linh Chi. Những người muốn có tửu lượng cao hay làm công việc nặng nhọc thường ngậm Nấm Chương Chi trong miệng để tăng tửu lượng, tránh mệt mỏi, tỉnh rượu... Người bệnh viêm gan, xơ gan dùng Nấm Chương Chi phục hồi rất nhanh. Giới y học đang nghiên cứu về tác dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ hồi phục và phòng chống bệnh ung thư. Ngoài ra, Nấm Chương Chi còn được coi là dược thảo siêu hạng vì có thể dùng bất cứ lúc nào, kể cả khi không bị bệnh, có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà không gây hại, giúp bổ sung cho sức khỏe, có tác dụng tốt cho tất cả mọi lứa tuổi.
Nấm Chương Chi rất quý hiếm và có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khoẻ nên giá cả vô cùng đắt đỏ, còn được gọi là "Vua của các vị thuốc bổ".

Thành phần hiệu quả của Nấm Chương Chi:

Triterpenoids, Polysaccharides, Adenosine, SOD, Ergosterol, Immunity Protein, Vitamin, Nucleic Acid, Amino Acid, Lectin, Lignin, Antrodia Acid, các nguyên tố vi lượng: canxi, sắt...

Trong thành phần của Nấm Chương Chi có Triterpenoids là đặc biệt, mặc dù chất này cũng có trong Nấm Linh Chi nhưng chủng loại và hàm lượng trong Nấm Chương Chi cao hơn nhiều lần, có công hiệu chủ yếu là kháng ung thư, bảo vệ gan, giúp phục hồi và tăng cường chức năng gan. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, chủng loại của Triterpenoids lên tới con số trên 200, hơn nữa có rất nhiều những hợp chất mới lần đầu tiên được phát hiện trong thế giới tự nhiên. Và những thành phần Triterpenoids trong Nấm Chương Chi có công hiệu chủ yếu là đề kháng ung thư, bảo vệ gan, giúp tăng cường công năng gan.

Công dụng của các thành phần chính trong Nấm Chương Chi:
- Triterpenoids:
   + Kháng ung thư, khắc chế tế bào ung thư hình thành và phát triển.
   + Phục hồi những tế bào gan bị tổn thương
   + Nâng cao khả năng giải độc của gan
   + Nâng cao hệ miễn dịch, đề kháng chứng mẫn cảm
   + Ức chế hoạt động của virus

- Polysaccharides:
   + Nâng cao chức năng miễn dịch
   + Đề kháng u bướu
   + Giảm lượng đường trong máu
   + Cân bằng huyết áp

- Supperoxide dismutase (SOD):
   + Ức chế và phòng ngừa lão hóa
   + Giúp cho các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường
   + Giảm bớt nếp nhăn, vết nam giúp da căng mịn

- Adennosine:
   + Ức chế sự ngưng tụ của tiểu cầu
   + Đề kháng sự tắc động mạch dẫn đến tắc sự lưu thông máu
   + Cải thiện hệ tuần hoàn máu
   + Giúp trấn tĩnh, giảm đau

=> Chọn mua Nấm Chương Chi DLC


Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]

Lợi khuẩn DL12 Probiotics - Men vi sinh tốt nhất

1. Lợi Khuẩn Probiotics (Men Vi Sinh) là gì?

Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lí sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng.

Từ "Probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc sống". Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ (Parker, 1974). Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tổi thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột.

Probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có lợi trên sức khỏe của sinh vật chủ (Fuller, 1989). Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về Probiotic: Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới FAO/WHO: "Probiotics là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể".
(Theo Bách Khoa Toàn Thư)

2. Phân biệt Men Vi Sinh và Men Tiêu Hoá

Để điều trị, hỗ trợ các hội chứng rối loạn tiêu hóa, các bác sĩ thường kê đơn men vi sinh hoặc men tiêu hóa, có khi cả hai loại. Vậy men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau thế nào, vai trò cụ thể của hai loại men này là gì?

* Men tiêu hoá:
Men tiêu hóa là men hay còn gọi là enzym do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Men tiêu hóa chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ nếu nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa. Cũng có khi việc dùng men tiêu hóa để tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể.
Men tiêu hóa (còn gọi là enzym) bản chất là protein có tác dụng chia cắt thức ăn, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn

* Men vi sinh (Lợi khuẩn Probiotics):
Men vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột và có lợi ích cho sức khỏe người dùng. Trong ruột già của một người khỏe mạnh có những loại vi khuẩn thường trú ở đây, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích. Các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết, đặc biệt sau một đợt trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Men vi sinh bản chất là các vi khuẩn lành tính giúp lập lại sự cân bằng, ổn định môi trường đường ruột, có thể sử dụng lâu dài
(Theo Dân Trí)

3. Vì sao DL12 Probiotics là tốt nhất?

* Lợi khuẩn DL12 Probiotic gồm 12 chủng lợi khuẩn hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa, mỗi gói 2g chứa hơn 20 tỷ lợi khuẩn sống
   1. Lactobacillus acidophilus (A strain)
   2. Bifidobacterium bifidum (B strain)
   3. Lactobacillus casei (C strain)
   4. Bifidobacterium infantis (I strain)
   5. Bifidobacterium longum (L strain)
   6. Streptococcus thermophilus (S strain)
   7. Lactobacillus lactis (LL strain)
   8. Bifidobacterium lactis (BL strain)
   9. Lactobacillus paracasei (LP strain)
   10. Lactobacillus plantarum (LPL strain)
   11. Lactobacillus plantarum (LP28 strain)
   12. Lactobacillus rhamnosus GG (LGG)
DL12 Probiotic là chứa đa dạng nhất các chủng lợi khuẩn so với các sản phẩm Probiotics khác, không chỉ hỗ trợ hệ vi sinh tăng cường tiêu hoá mà còn hạn chế các tình trạng dị ứng khi ăn uống.

Lợi khuẩn DL12 Probiotic với công nghệ màng bọc pha lê siêu mỏng đa lớp giúp các lợi khuẩn có tỷ lệ sống sót cao hơn các sản phẩm Probiotics khác khi đi qua những môi trường khắc nghiệt như acid dạ dày, dịch tuỵ, dịch ruột và dịch mật...
   1. Lớp ngoài cùng bảo vệ chủng lợi khuẩn: Streptococcus thermophilus (S strain), Bifidobacterium lactis (BL strain) và Lactobacillus paracasei (LP strain) hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh dạ dày giúp co bóp và hấp thu tốt hơn, hạn chế các triệu chứng và bệnh lý về dạ dày.
   2. Lớp giữa bảo vệ cho chủng lợi khuẩn: Lactobacillus acidophilus (A strain), Lactobacillus casei (C strain), Bifidobacterium infantis (I strain), Lactobacillus lactis (LL strain), Bifidobacterium bifidum (B strain), Bifidobacterium longum (L strain), Lactobacillus plantarum (LPL strain) hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh ruột non giúp tăng cường nhu động ruột non và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
   3. Lớp trong cùng bảo vệ chủng lợi khuẩn: Lactobacillus rhamnosus GG (LGG), Lactobacillus plantarum (LP28 strain) hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh ruột già (đại tràng) giúp tăng cường tổng hợp vitamin, tăng cường miễn dịch, kháng viêm âm đạo, hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón, làm giảm các độc tố...

Lợi khuẩn DL12 Probiotic được phát triển và sản xuất bởi một công ty công nghệ sinh học chuyên hoạt động về lĩnh vực vi sinh, với nhiều giấy chứng nhận của GMP, FDA, ISO9001, ISO2001 và HACCP. Sản phẩm sử dụng 8 dòng vi khuẩn cần thiết cùng các loài cộng sinh có lợi cho sức khỏe đường ruột.

=> Chọn mua Lợi khuẩn Probiotics DL12
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]
(VnMedia) - Khi sử dụng rau sống, nhiều người thường ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng hoặc nước muối loãng để mong diệt mầm bệnh. Nhưng thực ra cách làm này có đảm bảo an toàn thực phẩm không?


Nên rửa sạch rau dưới vòi nước chảy. (Ảnh minh họa)

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo loại trừ sạch mầm bệnh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hoá chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.

Cũng theo BS. Nguyễn Văn Tiến, các loại rau sống đa dạng sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh như: rau được tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định..., thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

Để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn.
(theo Thuỳ Minh - Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam)

=> Chọn mua Nước rửa rau quả DLC
     Giải pháp tối ưu bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]
Các nhà quảng cáo bột giặt hướng chúng ta tới sự sạch sẽ và hương thơm của nó. Nhưng thực tế chúng ta đang mang trong mình những hóa chất độc hại. Bột giặt có thể loại các vết bẩn ra khỏi chiếc quần jean mà bạn yêu thích. Nhưng những gì chúng để lại, thật sự còn tệ hơn!

Phát hiện từ nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Naturalnews.com chỉ ra một số loại hóa chất thường được tìm thấy trong bột giặt.

1. Phenol
Được chứng nhận độc hại bởi Viện Y tế Quốc gia, phenol có thể gây thiệt hại cho phổi, tim, thận và gan. Chúng dễ dàng hấp thụ vào da. Phenol có liên quan đến điều kiện sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

2. Chất tẩy trắng quang học
Đây là một thành phần mới phổ biến trong bột giặt thương mại. Nghiên cứu cho thấy thành phần này rất độc hại đối với cá và có thể gây đột biến ở vi khuẩn. Chúng cũng có thể gây ra dị ứng mạnh mẽ khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3. Thuốc tẩy
Là một chất gây tác động mạnh mẽ cho mắt, mũi và họng. Thuốc tẩy cũng có thể gây phản ứng nghiêm trọng nếu nó tiếp xúc với da.

4. Chất hoạt tính bề mặt
Chất hoạt tính bề mặt là một chất về cơ bản có nhiệm vụ liên kết với các phân tử dầu và mang chúng đi với nước trong quá trình giặt. Nó làm cho quần áo sạch sẽ và đồng thời ảnh hưởng xấu lên cơ thể người.

5. Hương thơm
Chất phụ gia hương thơm có thể gây ngứa, chảy nước mắt và đau mũi. Nó có thể gây các cơn hen suyễn và dị ứng trầm trọng. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ, làm cho việc tập trung trở nên khó khăn.

Tóm lại, bất kỳ một trong các chất trên đều gây ra nhiều tác hại riêng. Nhưng khi chúng kết hợp và phản ứng với nhau, mối nguy hiểm còn mạnh gấp bội. Vì quần áo thường xuyên tiếp xúc với làn da. Và da nhanh chóng hấp thụ các chất bên ngoài đi trực tiếp vào máu.

Hãy tìm kiếm những cách an toàn hơn để làm sạch quần áo của bạn. Đừng lạm dụng bột giặt!
(theo Bích Châu - Gia Đình Việt Nam)

=> Chọn mua Bột giặt DLC 
     Làm sạch hiệu quả, an toàn, tiết kiệm!
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]

5 thành phần nguy hiểm có trong kem đánh răng

Hầu hết người tiêu dùng mua kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác thường không quan tâm đến các thành phần cấu tạo của chúng.
Những phát hiện từ nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Livestrong.com chỉ ra 5 thành phần độc hại có trong kem đánh răng:

1. Natri Florua
Hầu hết kem đánh răng và nước súc miệng đều chứa florua vì nha sĩ khuyến cáo nó có thể ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, hầu hết các loại kem đánh răng chứa chất florua đủ để giết chết một đứa trẻ trong vòng 2- 4h.

Ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, uống phải sodium fluoride gây tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy. Liều lượng lớn có thể gây tê liệt, yếu cơ, co giật, suy hô hấp và tim mạch.

Một nghiên cứu năm 1990 nói rằng florua đã được chứng minh không giảm sâu răng và các nhà khoa học đang liên kết fluoride với biến dạng răng, viêm khớp, dị ứng và khoảng 10.000 trường hợp tử vong mỗi năm vì ung thư.

2. Triclosan
Triclosan là một loại hóa chất bị nghi ngờ gây ung thư ở người. Bên ngoài, phenol có thể gây ra một loạt các kích ứng da. Với số lượng nhỏ, phenol có thể dẫn đến đổ mồ hôi lạnh, trụy tuần hoàn, co giật, hôn mê và tử vong. Ngoài ra, triclosan (có trong thuốc trừ sâu) có thể được lưu trữ trong chất béo cơ thể. Tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn hại gan, thận, tim và phổi, ức chế hệ thống miễn dịch, và gây ra gián đoạn nội tiết tố, tê liệt, vô sinh và xuất huyết não.
http://www.dlcvietnam.org/2014/09/5-thanh-phan-nguy-hiem-co-trong-kem-danh-rang.html

3. Sodium Lauryl Sulfate
Được tìm thấy trong một số loại kem đánh răng, dầu gội, xà phòng... đây là hợp chất độc hại, được sử dụng để tạo bọt, làm chất tẩy rửa mạnh. Sodium Lauryl Sulfate có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và thận, gây rối loạn ở bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, chất này còn có hại cho mắt, làm phát ban trên da, gây ra chứng rụng tóc, bệnh gàu và dị ứng.

4. Propylene Glycol
Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá PG là một hóa chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm Propylene Glycol (PG) cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu hủy bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hóa đồng thời gây phản ứng bất thường cho não, gan và thận

5. DEA
Đây là chất phụ gia, chất tạo bọt có mặt trong kem đánh răng và cả trong một vài loại thuốc trừ sâu.
DEA phá vỡ nội tiết tố và các hình thức nitrat gây ung thư. Theo tiến sĩ Samuel Epstein, giáo sư sức khỏe môi trường tại Đại học Illinois, tiếp xúc với da lặp đi lặp lại để DEA có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư gan và thận.
(Theo Gia Đình Việt Nam)

=> Chọn mua Kem đánh răng DLC
     Sự lựa chọn tốt nhất cho hàm răng của bạn!
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]

[tintuc]
Dầu cá DLC

Lợi ích của dầu cá đối với sức khỏe

(GDVN) - Dầu cá không chỉ cung cấp nhiều axit béo thiết yếu giúp trái tim khỏe mạnh mà còn cải thiện các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Dầu cá rất có hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục, ngăn ngừa các nếp nhăn... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện. Dưới đây là những kiến thức cơ bản khi sử dụng dầu cá cũng như tác dụng của nó, được tham khảo theo báo Sức khỏe đời sống và báo Tiền Phong:

Đúng thời điểm:
Dầu cá là dạng vitamin, tan trong dầu, chúng chỉ được hấp thu tốt nhất khi có dung môi phù hợp. Do đó, nên uống dầu cá sau bữa ăn, lượng chất béo trong cơ thể chính là dung môi thuận lợi để kích thích khả năng hấp thụ chất từ viên dầu cá.

Đúng liều lượng:
Khi chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin A, có thể bổ sung trực tiếp bằng cách uống dầu cá. Tuy nhiên, cần tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, đặc biệt là những người dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch... Dầu cá chứa nhiều vitamin A, nếu không hấp thụ hết sẽ tích luỹ trong cơ thể và có thể gây ngộ độc.

Đúng đối tượng:
Người bình thường có thể tự bổ sung vitamin A bằng chế độ ăn nhiều cá tươi, đặc biệt là các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ... Ngoài ra, có thể ăn thêm gan động vật, trứng, sữa, các loại củ có màu vàng như chuối, đu đủ, bí ngô..., các loại rau như rau ngót, rau muống, mồng tơi...

Nhóm đối tượng cần bổ sung dầu cá là: người ăn chay trường, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú (sau đẻ 1 tháng), người nghiện rượu... Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, hoặc trẻ sau khi bệnh ho, tiêu chảy..., trẻ hay khóc về đêm nên cho dùng thêm dầu cá.

Những người da, tóc khô, quáng gà, người làm việc nhiều với máy tính, hay buồn ngủ, mỏi mắt, khô mắt, mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp, có các bệnh liên quan đến tim mạch cần phải bổ sung bằng dầu cá.

Phụ nữ mang thai khi sử dụng dầu cá cần có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, liều lượng uống không được quá 5.000 IU vitamin A/ngày. Những người có vấn đề máu huyết hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông như warfarin, heparin cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng vì dầu cá có thể làm loãng máu. Người bị dị ứng với cá cần cẩn thận khi dùng dầu cá vì có thể bị nôn, tiêu chảy...

Lưu ý: Khi đang uống vitamin A không nên ăn nhiều những thực phẩm giàu tiền chất vi tamin A như: cà rốt, đu đủ, gấc.

20 tác dụng của Dầu cá

1. Bệnh tim mạch
Dầu cá giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch. Dầu cá không chỉ hỗ trợ giảm lượng triglycerid, cholesterol và xơ cứng động mạch mà còn ngăn ngừa loạn nhịp tim.

2. Phòng ngừa ung thư
Dầu cá được chứng minh là có hiệu quả chống lại ba dạng ung thư phổ biến: ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt. Omega 3 giúp nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh bình thường không bị đột biến thành các khối ung thư và ngăn chặn sự phát triển tế bào vô ích.

3. Cân bằng nồng độ cholesterol
Dầu cá có tác dụng vượt trội giúp cân bằng nồng độ cholesterol. Sự hiện diện của các axit EPA và DPA trong phần lớn chế phẩm dầu cá bổ sung chất lượng cao giúp cân bằng cholesterol.

4. Hỗ trợ giảm cân
Ăn cá có thể hỗ trợ điều trị cao huyết áp và béo phì. Một nghiên cứu tại Úc cho thấy chế độ ăn giảm cân sẽ rất hiệu quả nếu thường xuyên có cá.

5. Điều trị viêm khớp
Dầu cá có tác dụng điều trị viêm khớp. Sử dụng dầu cá dài ngày sẽ rất hiệu quả trong việc giảm và ngăn ngừa đau khớp.

6. Sức khỏe đôi mắt
Omega 3 giúp bảo vệ mắt không bị thoái hóa hoàng điểm và giảm nguy cơ mắc hội chứng khô mắt.

7. Rối loạn tâm thần
Dầu cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzehimer, sa sút trí tuệ và tâm thần phân liệt.

8. Sức khỏe mái tóc và làn da
Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho bạn luôn tươi trẻ. Hàm lượng protein trong dầu cá giúp tóc phát triển và duy trì mái tóc khỏe mạnh, mượt mà.

9. Huyết áp cao
Omega 3 có các đặc tính chống viêm và chống đông máu, giúp hạ huyết áp. Do vậy, máu được bơm nhanh khắp cơ thể giúp giảm bớt áp lực lên tim.

10. Hen suyễn
Dầu cá giúp điều trị hiệu quả các bệnh đường hô hấp như hen suyễn. Dầu cá hỗ trợ giảm cơn hen suyễn và thở dễ hơn.

11. AIDS
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Chương trình Khoa học dinh dưỡng tại Lexington chứng minh rằng dầu cá hỗ trợ điều trị AIDS và giảm nồng độ triglycerid.

12. Móng
Dầu cá được sử dụng trong quá trình làm đẹp vì hấp thu nhiều dầu cá giúp cải thiện bề mặt và chất lượng móng tay.

13. Xương chắc khỏe
Omega 3 trong dầu cá giúp duy trì sự cân bằng các khoáng chất trong xương và mô xung quanh.

14. Trầm cảm
Những người bị bệnh trầm cảm có nồng độ EPA thấp hơn, do vậy dầu cá rất tốt cho bệnh nhân trầm cảm.

15. Tốt cho thai kỳ
Dầu cá rất tốt cho phụ nữ mang thai vì DHA trong dầu cá hỗ trợ sự phát triển mắt và não thai nhi.

16. Chống viêm
Cá có hiệu quả ngăn ngừa viêm nhiễm trong máu và các mô. Dầu cá hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột ngắn và các bệnh viêm nhiễm mạn tính.

17. Não bộ và hệ thần kinh
Dầu cá giúp tăng cường trí nhớ, tư duy và độ tập trung. Ngoài ra, dầu cá tăng cường lưu thông máu, tác động đến hóc-môn, hệ miễn dịch và thậm chí là chức năng não bộ.

18. Giảm nguy cơ tiểu đường týp 2
Một nghiên cứu phát hiện thấy dầu cá có thể phòng ngừa viêm nhiễm trong các tế bào chất béo - là quá trình có thể gây kháng insulin và cuối cùng dẫn tới bệnh tiểu đường týp 2.

19. Mụn trứng cá
Dầu cá cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị mụn trứng cá nhờ các đặc tính EPA của nó – tác động tới sự hình thành bã nhờn trong nang lông.

20. Cải thiện tâm trạng
Bên cạnh tác dụng giảm trầm cảm, dầu cá được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng thất thường.
(theo Giáo Dục Việt Nam)

=> Chọn mua Dầu cá DLC 100% dầu cá tự nhiên
     (Sản phẩm của ONC Canada, đạt tiêu chuẩn dầu cá tốt nhất Thế giới)


[/tintuc]

[tintuc]

Thực Phẩm Chức Năng là gì?

Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: functional foods) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.

Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng.

Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản.

Khái niệm:

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.

Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng (TPCN) được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: Các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là "thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe"; Việt Nam gọi là "thực phẩm đặc biệt".

Phân biệt thực phẩm chức năng:

* Thực phẩm chức năng khác với thực phẩm:

+ Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
+ Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…
+ Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng gram, miligram như là thuốc.
+ Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…

* Thực phẩm chức năng không phải là thuốc:

+ Đối với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.
+ Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.
+ Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo "hướng dẫn cách sử dụng" của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…

Các loại thực phẩm chức năng:

+ Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất
+ Nhóm bổ sung chất xơ
+ Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
+ Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác
+ Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần
+ Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt
+ Thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân, giảm béo

Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng:

"Những thông tin y khoa của Wikipedia Tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
+ Đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị.
+ Những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kỹ năng đọc nhãn bao bì. Thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như thực phẩm thông thường. Ngoài các thông tin của một thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm sản phẩm như thực phẩm bổ sung vi chất hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm ăn kiêng, ….
+ Trên bao bì thường cung cấp 2 loại thông tin:
    - Xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claim): Ví dụ như sản phẩm dành cho người tiểu đường hoặc sản phẩm dùng để nuôi qua ống thông dạ dày. Những thực phẩm có xác nhận về sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường và sản phẩm phải được chứng minh bằng các nghiên cứu.
   - Xác nhận về cấu trúc chức năng (structure/function claims). Những thực phẩm này dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) đối với sức khỏe con người. Ví dụ thực phẩm bổ sung Oligofructose có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, sản phẩm có chứa Chondroitin, Glucosamin, Canxi gluconate có tác dụng tăng dịch khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các nguy cơ thoái hóa hệ thống xương khớp, loãng xương. Hoặc các sản phẩm có chứa nhiều loại acid amin và các nguyên tố vi lượng: kẽm, iode, sắt.... được gọi là nguyên sinh chất men bia tươi giúp trẻ tăng chiều cao. Những xác nhận về cấu trúc/chức năng có thể do tác dụng đã được biết đến của một hay nhiều thành phần có sẵn hoặc được bổ sung vào thực phẩm.
+ Để chọn lựa đúng những thực phẩm cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái.
(Theo Bách Khoa Toàn Thư)

=> Thực phẩm chức năng DLC Việt Nam
     (Chọn lọc những sản phẩm tốt nhất Thế giới)
Diamond Lifestyle Corporation
[/tintuc]